8 CÁCH ỨNG BIẾN CÓ THỂ GIÚP BẠN TRỞ NÊN TỐT HƠN

08/04/2021

Ứng biến trong kinh doanh đã sẵn sàng để trở thành 'ứng dụng đột phá' tiếp theo cho sự phát triển và hiệu suất của tổ chức. Đầu tư vào hiệu suất ở thời điểm hiện tại, trong thời kỳ khủng hoảng và khi chịu sức ép, đang nhanh chóng trở thành mặt trận tiếp theo để tối đa hóa tỉ lệ lợi nhuận (ROI). Khả năng ứng biến có giá trị nâng cao kỹ năng và năng suất của đội ngũ nhân lực - tài sản giá trị nhất của một tổ chức.  
Việc học các kỹ năng ứng biến trong kinh doanh và sử dụng chúng có thể giúp bạn, dù là quản lý hay nhân viên trong công ty, vượt qua những tình huống bất trắc và đạt kết quả ngay cả tại những thị trường không nắm chắc. 

1. Bạn học cách làm chủ sức mạnh của mình
Khi ứng biến, bạn học cách trở thành chính mình, mạnh dạn, thách thức các quy ước và đặt câu hỏi về các quy tắc. Khi bạn hiểu những gì bạn cần phải làm và cách để quản lý những việc đấy, bạn đã sở hữu sức mạnh của mình. Bạn biết mục đích của mình và bạn có thể hành động có mục đích, tập trung và dựa trên các giá trị của bản thân.

2. Bạn học cách đón nhận nỗi sợ hãi của mình
Sợ hãi là yếu tố không thể phủ nhận của ứng biến. Bạn phải học cách tận dụng nỗi sợ hãi đó để thúc đẩy hiệu suất làm việc của mình, và biết rằng bất kì ai cũng sẽ có lúc mắc phải sai lầm. Trong kinh doanh cũng vậy. Thất bại là một phần của mọi doanh nghiệp. Học cách chấp nhận nỗi sợ hãi sẽ giúp bạn vượt qua chúng và nhìn nhận điều đó như một đường dẫn đến sự thành công. 



3. Bạn phát triển kỹ năng lắng nghe tốt hơn
Bạn có thể thấy rằng những người bán hàng giỏi nhất là những người biết lắng nghe. Họ đặt những câu hỏi phù hợp và cẩn thận tập trung vào những gì khách hàng nói. 
Kỹ năng lắng nghe giúp bạn ngăn tiếng ồn suy nghĩ của nội tâm để có thể nghe và ở bên cạnh người khác - và khả năng ứng biến sẽ giúp bạn xây dựng những kỹ năng này theo cách sáng tạo và đổi mới.

4.    Bạn học được giá trị của sự hợp tác
Kinh doanh đòi hỏi kỹ năng hợp tác từ nhiều người. Một đội ngũ toàn diện bao gồm những người có năng lực, tính cách và kinh nghiệm sống khác nhau, làm việc cùng nhau, dành sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên là điều quan trọng để giữ cho đội ngũ của bạn hoạt động hiệu quả và vui vẻ. 

5.   Bạn học cách thích ứng và linh hoạt
Kĩ năng ứng biến đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng nhanh - khi một mắc xích không hoạt động, các mắc xích còn lại thường phải được thay đổi và cải thiện một cách nhanh chóng. Trong hoạt động kinh doanh, bạn học được rằng thay đổi chỉ là một phần khác của quá trình để làm cho mọi việc trở nên tốt hơn. 

6.   Bạn học cách xây dựng một đội ngũ tuyệt vời 
Một đội ngũ tuyệt vời với những thành viên tài năng và chung mục tiêu là chìa khóa để doanh nghiệp ứng biến thành công trước mọi thách thức. Mỗi thành viên trong đội ngũ đều có những kỹ năng và vai trò khác nhau. Nếu bạn có thể làm cho mỗi người trong đội ngũ của mình cảm thấy quan trọng và có mục tiêu để làm việc và cống hiến, bạn sẽ có một đội ngũ là những ngôi sao. 
 
7.   Bạn học được tầm quan trọng của sự sáng tạo và khám phá
Các đội ngũ giỏi nhất trong các lĩnh vực đều được thúc đẩy bởi sự khám phá và sáng tạo (cùng với chăm chỉ). Sự khám phá của đội ngũ tạo ra sự đổi mới và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp mạnh hơn.

8.   Đối với cấp bậc quản lý, bạn học cách lãnh đạo và làm theo
Một người quản lý thường lãnh đạo đội ngũ của mình với tầm nhìn và mục tiêu của phòng ban và công ty, tuy nhiên cũng có những lúc khác họ làm theo những ý tưởng và đề xuất cải tiến từ đội ngũ của mình. Là một người quản lý, bạn cần phải biết khi nào thể hiện vai trò lãnh đạo của mình, khi nào cần tham khảo ý kiến từ đội ngũ và chọn lọc để làm theo. 


*Source: 4dhumanbeing.com/ inc.com